2425-GRADE 9: DỰ ÁN HỌC TẬP LIÊN MÔN NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

  Trong năm học 2024 -2025, Học sinh Khối 9 - Trường PTLC Olympia đã cùng nhau học tập, trải nghiệm và thực hiện Dự án liên môn "Năng lượng và sự phát triển bền vững" với chuyến đi trải nghiệm tại nhà máy Thủy điện Hòa Bình ngày 01-11-2024 và buổi Showcase trong ngày 30/11/2024. 

             Dự án được diễn ra trong khuôn khổ chương trình học tập trọng tâm của Term 2 với sự tham gia của các môn học Khoa học tự nhiên - Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa lí - Công nghệ và Mỹ thuật. Tham gia dự án học tập này là cơ hội để học sinh tìm hiểu kiến thức về một số vấn đề liên quan đến phát triển bền vững các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam, thực hiện nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cho trả lời câu hỏi lớn: " Giải pháp nào để đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển bền vững ở Việt Nam?"

Chuỗi hoạt động học tập và trải nghiệm của dự án này được thực hiện như sau: 

  • Giai đoạn 1: Tìm hiểu kiến thức nền ( Khoa học tự nhiên - Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa lí - Công nghệ và Mỹ thuật)
  • Giai đoạn 2: Học tập với chuyên gia (TS. Huỳnh Tấn Lợi, ĐH Văn Lang)
  • Giai đoạn 3: Học tâp và trải nghiệm tại nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
  • Giai đoạn 4: Hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu khoa học
  • Giai đoạn 5: Showcase - báo cáo sản phẩm

    Dựa trên 17 mục tiêu về phát triển bền vững, thầy và trò Khối 9 đã lên ý tưởng, thiết kế các kế hoạch triển khai các dự án hướng đến giáo dục về sự phát triển bền vững. Trải qua nhiều năm thực hiện, các dự án được linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức qua các năm như hội thảo chuyên sâu, thiết kế phim tư liệu, chuyên đề - học sinh đóng vai chuyên gia trình bày tham luận,... Bằng các hoạt động trải nghiệm thực tế, học tập với chuyên gia, nghiên cứu khoa học,... Dự án có sức lan tỏa lớn khi thu hút được sự quan tâm, hứng thú của học sinh với đa dạng các sản phẩm học tập như phim tư liệu, sản phẩm nghiên cứu khoa học, sản phẩm truyền thông,... và được phụ huynh học sinh ủng hộ và đón nhận, hội đồng chuyên môn trong trường đánh giá cao vì sự sáng tạo và tính chuyên môn.




    Trong giai đoạn 1, các bạn học sinh được tìm hiểu các kiến thức nền ở các bộ môn tương ứng với các mục tiêu cần đạt, bên cạnh đó các bạn cũng tự chọn nhóm, nhận các chủ đề nghiên cứu và lên kế hoạch nghiên cứu. Trong môn Khoa học tự nhiên các bạn được tìm hiểu cấu trúc viết bài nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức chuyên ngành (Khoa học tự nhiên, Sử, Địa, Văn) để chọn chủ đề nghiên cứu đặc thù tương ứng với các tiểu ban: tiểu ban thủy điện, tiểu ban nhiệt điện, tiểu ban năng lượng gió, tiểu ban năng lượng Mặt trời, tiểu ban năng lượng khác (sinh khối, hạt nhân,...). Trong môn Mỹ thuật, các bạn vẽ tranh về các chủ đề năng lượng và sự phát triển bền vững, các loài động vật quý hiếm trên lụa. 
    Giai đoạn 2, các bạn học sinh tham gia trải nghiệm tại nhà máy thủy điện Hòa Bình. Tại đây các bạn được tìm hiểu về lịch sử phát triển của nhà máy, vị trí địa lí, cách vận hành của nhà máy, vai trò của nhà máy trong việc đảm bảo an ninh năng lượng,...Bên cạnh các trải nghiệm thực tế tại Hòa Bình, các bạn còn có cơ hội được trò chuyện, chia sẻ với chuyên gia. Chuyên gia tiến sĩ Huỳnh Tấn Lợi - trưởng ngành đào tạo Tiến sĩ - khoa Môi trường - trường Đại học Văn Lang về chủ đề năng lượng và sự phát triển bền vững. Trong phần chia sẻ này các bạn được lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành, cũng như giải đáp thắc mắc để các em tự tin hơn trong giai đoạn tiếp theo của dự án.  



 

 

Giai đoạn 3 showcase, các bạn học sinh tổ chức các hoạt động showcase sản phẩm đến bố mẹ và thầy cô. Trong phiên 1 showcase, các con tổ chức hội thảo chuyên sâu trong các tiểu ban, các con chia sẻ các nghiên cứu của mình. Trong phiên hội thảo này, đã có rất nhiều sản phẩm với chất lượng rất cao xung quanh các vấn đề mà các con nghiên cứu có thể kể đến như:
- Tiểu ban thủy điện: Thực trạng và tiềm năng sử dụng thủy điện ở Việt Nam, tác động của thủy điện với môi trường và con người, Nhà máy thủy điện Hòa Bình – nơi hiện thức hóa giấc mở tự chủ năng lượng Việt Nam, Nên hay không nên xây dựng thêm nhà máy thủy điện ở Việt Nam? 
- Tiểu ban nhiệt điện: Thực trạng và tiềm năng phát triển các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam, Ảnh hưởng của các nhà máy nhiệt điện đến sự ấm lên toàn cầu và hiệu ứng nhà kính, Xu thế sử dụng than và nhiệt điện than ở Việt Nam. 
- Tiểu ban năng lượng điện gió: Tiềm năng phát triển năng lượng gió (điện gió) ở Việt Nam, Tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam, Các vấn đề trong phát triển điện gió ở Việt Nam. 
- Tiểu ban Năng lượng Mặt Trời: Tiềm năng phát triển năng lượng Mặt Trời ở Việt Nam, Sử dụng năng lượng Mặt Trời trong sinh hoạt” (nấu ăn, đun nước, thắp sáng,…). Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng các sản phẩm năng lượng Mặt Trời”. 
- Năng lượng khác: Các yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển năng lượng hạt nhân ở Việt Nam, Các yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển năng lượng khác ở Việt Nam, năng lượng từ rác, năng lượng sinh khối, năng lượng thủy triều,...
Sản phẩm của các con học sinh được thể hiện bằng bài viết nghiên cứu khoa học, poster, standee, video, các sản phẩm trưng bày mỹ thuật, mô hình...Đặc biệt các bài viết với chất lượng cao, trong đó các con cần thu thập các dữ liệu, thông tin và hình ảnh để làm sáng tỏ các ý kiến, quan điểm của mình đưa ra từ đó rút ra kết luận cuối cùng.




Trong phiên 2 của showcase, các con giới thiệu về các mô hình nhà máy năng lượng, poster nghiên cứu từ đó bình chọn ra mô hình ấn tượng nhất, poster đẹp nhất,....



    Kết thúc phiên 2, các con còn có cơ hội làm việc theo nhóm trong tiểu ban để giải quyết câu hỏi chung của dự án:“Giải pháp nào để đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam”. Bằng những nghiên cứu của mình các con tư duy, lập luận để đưa ra các giải pháp tốt nhất. Đại diện của các tiểu ban sẽ trình bày các giải pháp do tiểu ban thảo luận và thống nhất trong phiên này. Dự án đã mang lại nhiều cơ hội học tập, nghiên cứu cho các con học sinh cũng như để lại nhiều bài học và giá trị cho các con trong đời sống thực tiễn. Bên cạnh đó, dự án cũng nhận được nhiều lời khen và ủng hộ từ phụ huynh, các thầy cô giáo trong trường. Vấn đề về năng lượng và sự phát triển bền vững cũng không quá xa lạ với cuộc sống hiện đại ngày nay nhưng làm sao để đưa nó vào các nội dung dạy học, tích hợp với các hoạt động dạy học bộ môn, đưa vào các ứng dụng thực tế để các em hứng khởi hơn khi thực hiện, vận dụng kiến thức liên môn và không khiến cho các em cảm thấy quá áp lực khi thực hiện dự án lại là một câu hỏi lớn cần có thêm các giải pháp hợp lí. Trong tương lai dự án có thể tiếp tục triển khai và mở rộng thêm với các chủ đề khác trong 17 mục tiêu của sự phát triển bền vững trong các năm tiếp theo.
 


 


 




Đăng nhận xét

0 Nhận xét