HỌC TẬP DỰ ÁN_ PHÁP LUẬT 10_"THỰC HÀNH THẢO LUẬN QUỐC HỘI"

OLYMPIANS 10 HỌC TẬP PHÁP LUẬT QUA 

DỰ ÁN "THỰC HÀNH THẢO LUẬN QUỐC HỘI"


[English below] 
          -“Xin hỏi Bộ trưởng Bộ Công an: Vì sao vẫn còn thực trạng cấp phép hoạt động cho các chung cư mini khi không đủ an toàn về phòng cháy chữa cháy”?

         - “Xin Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Các Phòng Địa chính và Sở Xây dựng quản lý tại địa phương như thế nào mà vẫn xảy ra tình trạng nhà xây vượt tầng, giả danh sở hữu chung cư mini? Bộ đang có những biện pháp nào để đảm bảo chất lượng và an toàn cho cư dân sống trong chung cư mini?

          -“Luật Nhà ở hiện hành chưa hề có khái niệm chung cư mini, mà chỉ có khái niệm nhà ở riêng lẻ…. Đứng dưới danh nghĩa là "nhà ở riêng lẻ", các chung cư mini hiện nay không chịu sự ràng buộc bởi thủ tục tiền kiểm, hậu kiểm của Sở Xây dựng như với các chung cư thương mại khác, đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở 2014 để có thêm quy định cụ thể về chung cư mini giúp các cơ quan có căn cứ đối chiếu và thực hiện giải quyết các vấn đề tồn tại của loại hình này”

(Hình ảnh học sinh đóng vai đại biểu Quốc hội tham gia chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thường niên Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam)
           Đây là một phần nội dung trong chủ đề tìm hiểu về cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước Việt Nam ở môn Kinh tế & Pháp luật của học sinh khối 10 trường Olympia. Thực hiện theo mô hình họp Quốc hội, các học sinh sẽ đóng vai đại biểu, lãnh đạo Chính phủ và Quốc hội để thảo luận, chất vấn, tìm giải pháp cho nhiều vấn đề thời sự của xã hội, như: cấp phép xây dựng và quản lý chung cư mini, quản lý thông tin độc hại trên mạng xã hội... 
(Phiên chất vấn và trả lời chất vấn là hoạt động cuối trong dự án. Phiên báo cáo là buổi để học sinh thể hiện và phát triển các năng lực giao tiếp, hợp tác, thuyết trình và phản biện)
 
          Trước khi đến với phiên họp này, Olympians đã có 3 tuần để thầy cô cung cấp kiến thức nền tảng về hệ thống chính trị Việt Nam, tìm hiểu các chủ đề mà phiên họp sẽ thảo luận để viết báo cáo theo đúng format báo cáo Quốc hội và chuẩn bị nội dung chất vấn - trả lời chất vấn. Thực tế, thông qua việc đóng vai, các học sinh cũng được hiểu hơn về vai trò, đặc thù của các thành phần trong bộ máy nhà nước. Ví dụ, nếu ở vai Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thì câu hỏi chất vấn phải khác với Ủy ban Kinh tế hay các vấn đề đặt ra cho Bộ trưởng Bộ Công an sẽ không thể giống Bộ Xây dựng do trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ khác nhau... Thậm chí, các khái niệm vốn rất mới và khó với học sinh trung học như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, luật, nghị định, thông tư khác nhau thế nào, việc tìm kiếm thông tin liên quan ở đâu, chắt lọc thông tin, viết báo cáo ra sao... cũng được hóa giải khi các em chuẩn bị cho đề tại thảo luận.

         “Chúng em phải đọc rất nhiều tài liệu Luật, văn bản dưới Luật, thông tin trong sách báo; làm việc nhóm và cá nhân… để có những thông tin cần thiết cho phiên mô phỏng họp Quốc hội. Quá trình diễn ra phiên họp, có rất nhiều câu hỏi chất vấn mới mà chúng em cần tra cứu ngay tại chỗ. Dù có nhiều việc phải làm hơn, nhưng chúng em rất vui khi được trải nghiệm đóng vai đại biểu tham gia họp Quốc hội như vậy. Cách làm này giúp những lý thuyết trong sách giáo khoa về hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước Việt Nam trở nên sinh động, dễ hiểu hơn”, Phạm Anh Triết - khối 10 chia sẻ. 

           “Khi đặt mình vào vai trò một đại biểu Quốc hội, em thấy công việc này rất khó, bởi để đưa ra ý kiến trước Quốc hội thì không chỉ cần tư duy sắc bén mà phải có hiểu biết sâu-rộng về vấn đề mình đề cập tới. Ngoài việc nắm rõ hệ thống chính trị Việt Nam, việc học thông qua mô hình họp Quốc hội và bàn về những vấn đề có thật đã giúp em tăng thêm hiểu biết xã hội và hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề này”, Olympian Dương Tuấn Minh (K10) cũng cho biết. 

            Xuất phát từ những khó khăn của học sinh trong việc tiếp nhận khối kiến thức đồ sộ và tính học thuật cao về cấu trúc, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam, các thầy cô của tổ Kinh tế - Pháp luật Olympia đã tạo ra một mô hình học tập thật thú vị. Và từ việc giúp học sinh hiểu rõ cấu thành - tầm quan trọng của bộ máy Nhà nước, các giáo viên cũng khơi dậy tinh thần trách nhiệm nơi các em. Để mỗi học sinh trong và sau bài học, đều trăn trở và nỗ lực thực hiện giải pháp trả lời cho câu hỏi lớn: “Là công dân tôi có thể làm gì để hỗ trợ và giám sát bộ máy Nhà nước?”; “Nếu là cơ quan quản lý Nhà nước, tôi sẽ làm gì để giải quyết những vấn đề đang tồn tại hiện nay?”.
------------------------------------------
“NATIONAL ASSEMBLY” DISCUSSION ON "HOT” TOPICS: GRADE 10 OLYMPIANS SHOW INTEREST IN LEARNING ECONOMICS AND LAW 
"May I ask the Minister of Public Security: Why is there still a situation of granting operating licenses to mini-apartment buildings when they do not meet fire safety requirements?" 
"Please tell me, Minister of Construction: How does the Department of Land Administration and the Department of Construction at the local level manage to allow the construction of unauthorized extra floors and “disguise” ownership of mini-apartment buildings? What solutions does the Ministry have to ensure the quality and safety of residents living in mini-apartment buildings?" 
"Currently, Housing Law does not include the concept of mini-apartment buildings; it only recognizes individual houses... Under the guise of "individual houses," current mini-apartment buildings are not subject to the pre-inspection and post-inspection procedures of the Department of Construction, as with other commercial apartment buildings. We propose that the National Assembly amend and supplement the 2014 Housing Law to have specific regulations for mini-apartment buildings, enabling authorities to compare and address the existing issues of this type of housing." 
............. 
This is part of the content covered in a class discussion about the structure, functions, and responsibilities of Vietnam's political system and state apparatus in the Economics and Law subject for 10th-grade students at Olympia School. 
Following the model of the National Assembly session, students will play the roles of delegates, government leaders, and parliamentarians to discuss, question, and find solutions to various current social issues such as licensing and management of mini-apartment buildings, managing harmful information on social media, etc. Prior to this session, the Olympians had three weeks to acquire foundational knowledge about Vietnam's political system, research the two topics that would be discussed during the session, and prepare for Q&A rounds. 
"We have to read a lot of laws, legal documents, and information in books and newspapers, work in groups and individually... to gather the necessary information for the simulated National Assembly session. During the session, there are many new questions that we need to look up on the spot. Although there is more work to be done, we are delighted to experience being delegates participating in the National Assembly session. This approach makes the theories in textbooks about Vietnam's political system and state apparatus more vivid and understandable," shared Pham Anh Triet, a 10th-grade student. 
"When putting myself in the role of a National Assembly delegate, I find this job very challenging because it requires not only sharp thinking but also deep and broad knowledge about the issue I am addressing. Besides understanding Vietnam's political system, learning through the model of the National Assembly session and discussing real issues have helped me gain more knowledge about society and the legal framework related to this issue," said Olympian Duong Tuan Minh (10th-grade student). 
Starting from the difficulties faced by students in grasping the vast and academically demanding knowledge about the structure, characteristics, principles of organization, and operation of the state apparatus and political system of the Socialist Republic of Vietnam, teachers of the Economics and Law Department at Olympia School have created a truly exciting learning model. By helping students understand the structure and importance of the state apparatus, the teachers also instil a sense of responsibility in them. After each lesson, the students ponder and make efforts to find solutions to the big question: "As citizens, what can I do to support and monitor the state apparatus?" or "If I were a government management agency, what would I do to address the current pressing issues?"

Đăng nhận xét

0 Nhận xét